THÔNG TIN TÀI LIỆU
- Trường: Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
- Tác giả: Trần Phúc Ba
- Phân loại tài liệu: Luận án / Ngành: Giáo dục học / / Chuyên ngành Cao học: Giáo dục học
- Năm: 2021 / Số trang: 276 / Định dạng: PDF
- Từ khóa tìm kiếm: Đại học Hùng Vương, Giáo dục thể chất, Kiến thức ngành, Trình độ đại học
- Thực tiễn áp dụng: Phú Thọ /
MỤC LỤC TÀI LIỆU
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghi lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: Muốn xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội, trước hết phải đổi mới căn bản, toàn diện công tác Giáo dục và Đào tạo. Quá trình đổi mới đó việc giao cho các cơ sở tự chủ trong đào tạo là một trong những vấn đề trọng tâm. Đối với giáo dục đại học, nghị quyết chỉ rõ mục tiêu là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo. Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đã triển khai rất khẩn trương, nghiêm túc, trong đó có trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ [3],[15]
Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ là trường đại học công lập đa ngành đã hình thành và phát triển liên tục từ năm 2003 đến nay, công tác đào tạo của nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2012 nhà trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ cử nhân ngành Giáo dục Thể chất. Để công tác đào tạo đạt kết quả cao, đáp ứng với yêu cầu của xã hội, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất luôn được nhà trường cập nhật, đổi mới, tuy nhiên sau gần 10 năm đào tạo cho thấy còn nhiều bất cập về mục tiêu, quy trình, phương pháp đào tạo……Kết quả đào tạo chưa đúng với chuẩn đầu ra, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là đáp ứng với chương trình Giáo dục Thể chất ở phổ thông theo chương trình phổ thông năm 2018 [64] Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Lê Đức Ngọ (2000); Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012); Trần Vũ Phương (2016)….. đã đề cập đến vấn đề xây dựng, đổi mới, ứng dụng chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTC.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học ngành GDTC trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ [43],[53]. Với mục đích theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, giảm tải kiến thức hàn lâm, tăng cường thực hành, thực tế nghề nghiệp, phát triển năng lực và phẩm chất của người học đúng theo tinh thần của Nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đồng thời đáp ứng được với những yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn mới.
Chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đổi mới phần kiến thức ngành chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ”.