THÔNG TIN TÀI LIỆU
- Trường: Viện khoa học thể dục thể thao
- Tác giả: Ngô Hữu Thắng
- Phân loại tài liệu: Luận án / Ngành: Giáo dục học / / Chuyên ngành Cao học: Giáo dục học
- Năm: 2022 / Số trang: 278 / Định dạng: PDF
- Từ khóa tìm kiếm: Cầu lông, Nam vận động viên, Sinh học, Sư phạm, Tâm lý, Vận động viên
- /
MỤC LỤC TÀI LIỆU
TÓM TẮT NỘI DUNG
Ở nước ta, thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triểnthể dục thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người,có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốcgia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín, vị thế của đất nước. Thể thao thànhtích cao (TTTTC) là hoạt động huấn luyện (HL), đào tạo, tập luyện, thi đấu củahuấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷlục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (2018) nêu rõ:“TTTTC là hoạt động HL và thi đấu thể thao có hệ thống của HLV, VĐV nhằmđạt được thành tích, kỷ lục thể thao” [52].
TTTTC là sự phát huy, nâng cao giới hạn tiềm lực tối đa của cá nhân và tập thể về hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, phẩm chất tâm lý, tố chất thể lực và kỹ – chiến thuật để đạt thành tích thi đấu xuất sắc, thông qua HL, thi đấu một cách hệ thống, khoa học. Đặc điểm của TTTTC là: có tính nghệ thuật thi đấu cao, đòi hỏi VĐV trải qua nhiều năm HL nghiêm khắc; tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ, quy tắc thi đấu; thành tích thi đấu được xã hội công nhận; VĐV là đại diện cho tổ chức, quốc gia hay địa phương thi đấu với mục đích rõ ràng [8]. Mục tiêu cao nhất của TTTTC là làm bộc lộ và khai thác mức độ tối đa tiềm năng thể chất con người thể hiện bằng thành tích thể thao cao nhất của họ. Các bộ phận chính cấu thành TTTTC có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: tuyển chọn (TC) tài năng thể thao trẻ, HL VĐV, thi đấu thể thao, các điều kiện đảm bảo nâng cao thành tích thể thao… Trong các yếu tố trên, HL VĐV là khâu quan trọng trong quy trình đào tạo nhiều năm. Tiến trình đào tạo, bồi dưỡng VĐV cấp cao là một quá trình khoa học liên tục, gắn liền với quá trình HL khoa học và quản lý khoa học theo định hướng các đặc điểm của khả năng vận động, tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu – sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp để đạt thành tích cao ở môn thể thao đó. Các đặc điểm mang tính định hướng trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao được nghiên cứu cho từng đối tượng của một môn thể thao cụ thể và được xây dựng thành mô hình VĐV cấp cao. [7] Mô hình VĐV cấp cao hay cụ thể là mô hình đặc điểm VĐV ưu tú (model of outstanding athlete’s characteristrics) là đặc điểm chung kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú. Năng lực thi đấu của VĐV cần thiết để tham gia thi đấu môn chuyên môn đều được cấu thành bởi thể lực và chức năng cơ thể (thể năng), kỹ năng, năng lực chiến thuật, năng lực tâm lý, năng lực trí tuệ. Kết cấu năng lực thi đấu của mỗi VĐV đều có đặc điểm khác nhau, nhưng kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú lại có những đặc điểm chung. Xây dựng mô hình kết cấu đặc điểm VĐV ưu tú có thể khái quát một cách khoa học và mô tả chuẩn xác những đặc điểm chung này, để đưa ra hệ quy chuẩn xác định mục tiêu HL nâng cao năng lực thi đấu; đồng thời có tác dụng định hướng cho TC tài năng và HL cơ bản cho VĐV trẻ. Xây dựng mô hình kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú thường là thu thập hệ thống giá trị những chỉ số với số lượng nhất định về năng lực thi đấu của VĐV ưu tú, để xử lý thống kê thành mô hình kết cấu định lượng hoặc định lượng và định tính. Theo sự phát triển không ngừng về trình độ thi đấu, mô hình kết cấu đặc điểm năng lực thi đấu của VĐV cũng phải điều chỉnh bổ sung. Mỗi VĐV tham chiếu mô hình đặc điểm kết cấu năng lực thi đấu, xác định mục tiêu HL của mình, sắp xếp kế hoạch HL, cần suy nghĩ đến đặc điểm cá nhân, chú ý duy trì và phát huy ưu thế năng lực cá nhân. [8] Ở các nước tiên tiến, công tác đào tạo VĐV không chỉ dựa vào yếu tố sẵn có của bẩm sinh, di truyền, vào năng khiếu và cũng không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố của công tác HL, sự khổ luyện của VĐV, mà HL thể thao phải là sự kết hợp của nền khoa học tiên tiến, tạo thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Đó là quy trình đào tạo khoa học với sự kết hợp nhiều mặt, nhiều giải pháp như y sinh học (sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, di truyền, giải phẫu), kỹ thuật, tâm lý… trong đó sự tác động của khoa học công nghệ vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì vậy, vận dụng thành quả của các môn khoa học vào quá trình TC, đào tạo, HL nâng cao thành tích thể thao có ý nghĩa quan trọng.
Cầu lông (CL) là môn thể thao ra đời và phát triển từ rất lâu trên thế giớivà đã được đưa vào chương trình thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể thao Olympic,ASIAD và các kỳ SEA Games. Trong những năm gần đây, CL ở Việt Nam làmột trong những môn thể thao phát triển rộng rãi trong quần chúng, có vị tríquan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho mọi người tậpluyện và thi đấu. Cùng với việc phát triển CL theo hướng phát triển rộng khắp,ngành TDTT luôn quan tâm đến việc đào tạo một đội ngũ HLV, VĐV CL cótrình độ cao đáp ứng yêu cầu tập luyện của TTTTC tại các giải trong nước vàquốc tế. Trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 môn CLđược xác định là một trong những môn thể thao mũi nhọn được đầu tư trọngđiểm. Trên đấu trường quốc tế, các VĐV CL Việt Nam đã đạt được những thànhcông nhất định và đã có những VĐV đạt đẳng cấp Thế giới như: Nguyễn TiếnMinh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Dương Bảo Đức, Thái Thị Hồng GấmNguyễn Hoàng Nam, Đỗ Tuấn Đức… Thành tích thi đấu môn CL Việt Namnhững năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định tại các kỳ SEA Game,các giải Châu Á và thế giới. [121]
Công tác HL nam VĐV cấp cao ở nhiều môn thể thao nói chung và ở môn CL nói riêng được triển khai ở các trung tâm HL thể thao quốc gia, các trung tâm đào tạo VĐV ở các địa phương. Tuy nhiên trong quá trình TC và HL, các HLV chỉ đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) thông qua các chỉ số đặc trưng về mặt sư phạm (thể lực, kỹ – chiến thuật, thi đấu), chưa đánh giá thường xuyên thông qua các chỉ số đặc trưng về hình thái, chức năng, tâm lý theo mô hình VĐV cấp cao một cách khoa học. Điều này dẫn đến kết quả HL nam VĐV cấp cao môn CL chưa đạt được thành tích như mong muốn, chưa đáp ứng được mục tiêu ngang bằng trình độ khu vực; đánh giá hiệu quả của quá trình HL, kiểm tra TĐTL của VĐV cấp cao chỉ phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, khả năng thi đấu, chưa đánh giá được mức độ biểu hiện năng lực, trình độ của VĐV thông qua khả năng chịu đựng của cơ thể về mặt y sinh học, tâm lý, qua đó giúp các HLV có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao thành tích trong quá trình HL.
Liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án, một số công trình khoahọc đã được công bố như: Lê Hồng Sơn (2006) “Ứng dụng hệ thống các bài tậpnhằm phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV CL trẻ lứa tuổi 16-18” [54];Bùi Thị Hải Yến (2011), “nghiên cứu đặc điểm chức năng tuần hoàn của VĐVCL lứa tuổi 17 – 18 giai đoạn chuyên môn hóa sâu của trung tâm TDTT tỉnhQuảng Ninh” [85]; Khoa Trung Kiên (2011), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giáTĐTL của nam VĐV lứa tuổi 16 – 18 đội tuyển CL trẻ quốc gia” [26]. ĐàmTuấn Khôi (2012) “Xây dựng hệ thống đánh giá TĐTL của VĐV CL cấpcao”[25]… Những công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng mô hìnhVĐV cấp cao, gồm: Bùi Trọng Toại (2018) “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyểnchọn VĐV năng khiếu một số môn thể thao trọng điểm hướng tới mô hình vậnđộng viên cấp cao về sư phạm và y sinh học” [64]; Chương trình nghiên cứu cấpBộ (2016) “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạoVĐV cấp cao các môn thể thao Olympic cơ bản” với 6 công trình nghiên cứutập trung các môn thể thao Olympic, gồm: Bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ,điền kinh, bơi lội, teakwondo, karatedo; Chương trình nghiên cứu cấp Bộ (2018)“Nghiên cứu mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao trọng điểm hướng đếnASIAD và Olympic” [49] đã đưa ra mô hình VĐV cấp cao các môn thể thaoOlympic: Cử tạ, Điền kinh, Bắn súng, Bơi lội, Thể dục dụng cụ và định hướngTC VĐV năng khiếu nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV kế thừa ở các năm tiếp theo.
Xuất phát từ những phân tích về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cần thiết nghiên cứu và cơ sở thực tiễn công tác HL VĐV cấp cao môn CL, đề tài luận án “Nghiên cứu xây dựng mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý” được lựa chọn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác HL, kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao môn CL, góp phần khoa học hóa công tác TC, đào tạo VĐV CL Việt Nam.