THÔNG TIN TÀI LIỆU
- Trường: Học viện khoa học xã hội
- Tác giả: Nguyễn Đức Nguyện
- Phân loại tài liệu: Luận án / Ngành: Quản lý giáo dục / / Chuyên ngành Cao học: Quản lý giáo dục
- Năm: 2023 / Số trang: 159 / Định dạng: PDF, WORD
- Từ khóa tìm kiếm: Bộ Công thương, Quản lý viên chức, Viên chức, Viên chức hành chính
- /
MỤC LỤC TÀI LIỆU
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợp tác để phát triển, đồng thời là quá trình cạnh tranh mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục, tri thức trở thành chìa khoá của mọi sự thành công. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng các Nghị quyết, chiến lược, chỉ thị, đề án về đổi mới và phát triển giáo dục.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thế giới đi vào nền văn minh trí tuệ với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khoa học tri thức vừa mở ra thời cơ vừa đặt các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn của quá trình cạnh tranh mang tính toàn cầu.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”
Trong những năm qua, chúng ta nhận thấy rằng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng trong những năm qua sự chuyển biến trong giáo dục và đào tạo, cũng như quản lý nguồn nhân lực ở nước ta vẫn còn chậm và tồn tại nhiều bất cập. Trước hết, có thể nói chất lượng đào tạo còn thấp, học chưa gắn với hành, năng lực và phẩm chất, đạo đức của người học còn thấp, qui định, chế độ đãi ngộ với người thực tài, nhân sĩ, trí thức còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa được chú trọng, một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế….
Cùng với sự hòa nhập, phát triển của ngành giáo dục, khối các trường Đại học thuộc Bộ công thương đã có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư, cử nhân, công nhân, thợ bậc cao, lành nghề cho cả nước. Nhằm đáp ứng những yêu cầu về “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” (Văn kiện Đại hội XI của Đảng), việc phát triển đội ngũ viên chức hành chính của khối các trường Đại học thuộc Bộ công thương là nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi những người làm công tác quản lý, tổ chức nhân sự phải nghiên cứu nghiêm túc và hệ thống các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn trong công tác qui hoạch, tuyển dụng và sử dụng, kiểm tra và sàng lọc… đội ngũ viên chức hành chính. Thực tế đó đòi hỏi phải có các nghiên cứu thực tiễn nghiêm túc và công phu để có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ viên chức hành chính nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực viên chức hành chính, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quản lý đội ngũ viên chức hành chính trong các Trường Đại học thuộc Bộ Công thương” làm đề tài nghiên cứu.