THÔNG TIN TÀI LIỆU
- Trường: Học viện khoa học xã hội
- Tác giả: Nguyễn Hoài Phương
- Phân loại tài liệu: Luận án / Ngành: Chính sách công / / Chuyên ngành Cao học: Chính sách công
- Năm: 2023 / Số trang: 152 / Định dạng: PDF, WORD
- Từ khóa tìm kiếm: Chính sách phát triển, Ngân hàng, Ngành Ngân hàng, Nhân lực ngành Ngân hàng, Phát triển nhân lực, Thực hiện chính sách
- /
MỤC LỤC TÀI LIỆU
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với đó là ứng dụng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi nhân lực ngành ngân hàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong các vị trí công việc bao gồm cả tinh thần, kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng bổ trợ…nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của bối cạnh trong nước và quốc tế.
Hơn nữa, ngành ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch Covid -19 và suy thoái kinh tế năm 2020. Ngành ngân hàng là nhân tố quan trọng, mắt xích kết nối của nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng là ngành phải đối mặt với những thách thức của nền kinh tế số và kinh tế tri thức. Trước yêu cầu phát triển ổn định và vững chắc của quá trình hội nhập sâu rộng, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phục hồi sau đại dịch Covid -19, tái cấu trúc ngành tài chính – ngân hàng nói chung thì ngành ngân hàng cần có nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và đáp ứng về chất lượng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến năm 2020, số nhân lực làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là 6.871 người; hệ thống các tổ chức tín dụng là 339.723 người, trong đó: Nhóm Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước là 110.947 người, khối NHTM cổ phần là 161.211 người, quỹ tín dụng nhân dân là 14.500 người, công ty tài chính là 41.937 người…Tuy nhiên, chất lượng nguồn lực ngân hàng vừa yếu, vừa thiếu. Khối kiến thức bổ trợ tin học, ngoại ngữ; kiến thức chuyên môn, và kỹ năng giao tiếp hạn chế. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô trung bình trở xuống thiếu đội ngũ nhân sự quản trị điều hành, lãnh đạo cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế không cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự án, thiếu kĩ năng dân sự, kể cả kĩ năng giao tiếp … Do đo, thực thi chính sách phát triển nhân lực ngành nhân hàng với sự tham gia của nhiều cơ quan quyền lực, trong đó quan trọng nhất là hệ thống các cơ quan hành pháp sẽ là nền tảng cơ bản đưa chính sách phát triển nhân lực vào thực tiễn vận hành của hệ thống ngân hàng thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm đạt được một số yêu cầu cơ bản như: kịp thời, đồng bộ, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực thi chính sách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội địa phương, trình độ dân trí và có tính đến đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách. Từ đó, tạo ra những đột phát cho việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Vì vậy, những nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh thị trường có nhiều biến động là thật sự cần thiết nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, khắc phục những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện chính sách làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nhân viên ngân hàng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quan tâm đến thực hiện các chính sách phát triển nhân lực chưa tương xứng với cách đặt vấn đề của các nhà quản lý, nhà chuyên môn và thậm chí là các lãnh đạo ngân hàng. Đã có nhiều chính sách phát triển nhân lực được đưa ra nhưng việc đưa nó vào thực tiễn một cách có chất lượng và hiệu quả vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như đã nêu, NCS lựa chọn “Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành chính sách công của mình, với sự khẳng định sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn.