THÔNG TIN TÀI LIỆU
- Trường: Học viện khoa học xã hội
- Tác giả: Chu Trọng Chí
- Phân loại tài liệu: Luận án / Ngành: Kinh tế học / / Chuyên ngành Cao học: Kinh tế quốc tế
- Năm: 2023 / Số trang: 194 / Định dạng: PDF, WORD
- Từ khóa tìm kiếm: Dệt may, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - FTA, Xuất khẩu, Xuất khẩu dệt may
- /Pháp luật quốc tế: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - FTA
MỤC LỤC TÀI LIỆU
TÓM TẮT NỘI DUNG
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu đối với mọi quốc gia hiện nay như là một xu thế khách quan và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng đó. Trong những năm vừa qua, Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng trong một loạt các tổ chức, sáng kiến về thương mại không chỉ trong phạm vi khu mà trên phạm vi toàn cầu, điển hình như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một loạt các hiệp định thương mại song phương với các đối tác quan trọng như Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nói cách khác, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra sôi động trong dài gian qua của Việt Nam khẳng định quan điểm chiến lược xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; đồng thời, tái khẳng định chiến lược tăng trưởng kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Trên bình diện chung, tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam cơ bản đều nhận được nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, có thể thấy các vấn đề của ngành dệt may luôn được xem là nội dung trọng tâm trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Có một sự đồng thuận khách quan không chỉ riêng các chuyên gia, người làm chính sách mà cả giới doanh nghiệp dệt may rằng ngành dệt may của Việt Nam là ngành có tiềm năng thu được lợi ích lớn nhất khi các hiệp định FTA được thực thi.
Theo dữ liệu thống kê xuất khẩu của Việt Nam, dệt may là lĩnh vực xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ tư thế giới, đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Đáng chú ý, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may duy nhất trên thế giới duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm 2008-2014, chứng tỏ năng lực của ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam đang ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại các thị trường chính đều tăng mạnh, đặc biệt thị phần tại thị trường chủ chốt Hoa Kỳ đã tăng chỉ từ hơn 1% năm 2005 lên hơn 10% năm 2015, và đạt đỉnh 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Thực tế cũng cho thấy năng suất lao động kỹ thuật ngành dệt may Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Theo dữ liệu của Công đoàn Dệt may Việt Nam, thu nhập bình quân của công nhân dệt may tăng từ 50 triệu VNĐ năm 2015 lên hơn 80 triệu VNĐ năm 2019.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn hiện hữu nhiều hạn chế mang tính căn bản, đặc biệt tỷ lệ sản xuất nguyên liệu nội địa thấp, phần lớn phụ thuộc chính vào nguồn cung từ thị trường bên người. Kết quả là giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu chưa tương xứng với năng lực thực sự. Số liệu từ VITAS chỉ ra một thực tế đáng buồn là năm 2015 Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD nguyên liệu vải, tương đương 58% tổng giá trị nguyên liệu vải đầu vào cho toàn ngành dệt may. Tình trạng trên càng đáng quan ngại hơn khi năm 2019 để cung cấp đầu vào cho sản xuất dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vải lên tới 11,4 tỷ USD. Thực tế đó cho thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị lẫn số lượng xuất khẩu các mặt hàng dệt may cho thấy rất ấn tượng, Việt Nam vẫn phụ thuộc quan trọng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các công đoạnh có giá trị gia tăng cao như, thương hiệu sản phẩm, thiết kế, hay sở hữu các kênh phân phối còn rất hạn chế, cùng với đó, tính liên kết thị trường còn yếu. Theo VITAS, tính đến năm 2019 Việt Nam có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, tuy nhiên có đến 90% tổng số đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (dưới 500 công nhân) (theo Bộ Công thương, con số này là hơn 8450 doanh nghiệp, bao gồm cả cách nghiệp nghiệp hộ gia đình và cá thể). Thực tế này cho thấy, mô hình kinh doanh dệt may của Việt Nam không phải là mô hình cạnh tranh hiệu quả, đặc biệt đặt trong bối cảnh tính cạnh tranh ngành trên quy mô toàn cầu ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, việc quy hoạch vùng trọng điểm phát triển doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chưa thực sự hiệu quả, trong đó phần lớn doanh nghiệp dệt may sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cắt và may, chỉ có số ít doanh nghiệp hoạt động trong các khâu nhuộm, chế tạo vải sợi, đã và đang gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng của ngành dệt may.
Tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP), và các hiệp định thương mại song phương, ngành dệt may của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ việc các mặt hàng dệt may dễ dàng tiếp cận các thị trường trên thuận lợi hơn. Đặc biệt, việc tham gia casv FTA thế hệ mới cũng sẽ đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đảm bảo thực thi nguyên tắc xuất xứ (OR), điều này được xem như là một trong những chỉ dấu sẽ có những tác động tích cực tới ngành dệt may Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phản ứng ra sao để biến những lợi ích tiềm năng có được từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trở thành nền tảng góp phần phát triển kinh tế, nhất là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ toàn màu hồng với Việt Nam mà còn bao gồm nhiều rủi ro, thách thức từ sự cạnh tranh tăng lên, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn… Để tận dụng tốt các cơ hội cũng như việc chuẩn bị vững vàng vượt qua các thách thức trong bối cảnh mới, Việt Nam tất yếu cần phải có chính sách, giải pháp hợp lý, đồng bộ để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu dệt may Việt Nam trong bối cảnh hình thành các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài cho luận án ngành Kinh tế quốc tế. Những nghiên cứu, kiến nghị của luận án sẽ là một công trình khảo cứu có ý nghĩa quan trọng cho các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp dệt may trong việc đưa ra các giải pháp, chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng tốt những lợi ích đến từ việc tham gia các FTA thế hệ mới.